Công dụng tuyệt vời của cây gai mà ít người biết đến

Cây gai còn có tên gọi là gai làm bánh, trữ ma…tùy theo từng vùng. Lá gai được dùng làm bánh, sợi gai dùng làm dây gai, dệt lưới đánh cá…Rễ và lá gai còn được dùng làm thuốc.

Mô tả cây củ gai

Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1 – 2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7 – 15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.

Cây gai được trồng để lấy lá làm bánh, vỏ lấy sợi dệt và rễ củ làm thuốc.  Chi Boehmeria có 75 loài, ở Việt Nam có khoảng 10 loài.

Cây Gai ưa ẩm, phát triển nhanh trong mùa mưa, đến mùa đông có hiện tượng rụng lá, hơi tàn lụi. Trồng bằng cách giâm từ các đoạn thân.

Kết quả hình ảnh cho cây củ gai

Công dụng

– Lá gai:

Lá Gai dùng làm bánh ít lá gai, có màu xanh đen do có nhiều sắt, rất cần thiết cho sức khỏe và màu bánh rất đẹp.

Lá gai làm thuốc đắp co tử và sa tử cung. Theo y học cổ truyền: Lá gai (trừ ma diệp) vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chi huyết (cầm máu), phá ứ.

 Lá gai có chứa rhoifolin, acid clorogenic – với nhiều chất sắt cho màu xanh đen thực phẩm rất đẹp, có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin, thông tiểu tiện, kích thích bài tiết mật, diệt nấm, kháng khuẩn, giảm viêm, giúp cầm máu, giảm sưng.

 Lá Gai còn xắt nhỏ, trộn với thức ăn cho gà; gà sẽ đẻ nhiều, cho trứng có nhiều lòng đỏ.

– Vỏ gai:

Vỏ cây gai phơi khô làm sợ gai. Sợi gai dùng làm dây gai, dệt lưới đánh cá…

– Củ gai (rễ gai) 

Rễ Gai trong Đông y gọi là Trử ma căn, có chứa emodin, phiscion làm lợi tiểu, trị đái ra máu, chống hư thai. Đào rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi khô để dùng. 

Theo Đông y rễ gai có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ. Củ gai dùng làm thuốc an thai, chữa động thai, chảy máu, dọa sẩy thai, đái đục, đái ra máu, sưng tấy, chữa sa trực tràng, sa tử cung. 

Các bài thuốc dùng cây gai chữa bệnh

– Đại tiện, tiểu tiện ra máu: lấy 15-20g lá, rễ gai sắc nước uống trong ngày.

– Đi tiểu nước trắng đục: rễ gai 30g, thổ phục linh 20g, rau dừa nước 20g, trinh nữ, đinh lăng, thương nhĩ, mỗi thứ 16g. Đổ 1000ml vào ấm đất đun, sắc cô đặc còn 250ml, chia 2 lần uống hết trong ngày.

– Phụ nữ bị sa tử cung: rễ gai khô 30g, sắc với 600ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 3-4 ngày.

– Phụ nữ có thai bị ra huyết dọa sẩy, có thai bị đau bụng:

Kết quả hình ảnh cho cây củ gai

+ Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (một phần khoảng 12g) sắc với nước uống trong ngày.

+ Rễ gai 2 phần, ngải cứu một phần, cành tía tô 2 phần (1 phần khoảng 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cô còn 100ml uống hết một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.

+ Rễ gai mới hái hoặc đã phơi khô 30g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 1-2 ngày sẽ đỡ.

– Làm mụn nhọt chóng mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp liền 1-2 ngày.

– Cầm máu ở vết thương: lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp, băng vào vết thương.

Ngoài ra, cây gai còn có tác dụng điều trị bong tách túi thai cực hiệu quả cho bà bầu, giúp bà bầu yên tâm hơn khi bị hiện tượng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *